Logo thiet bi pccc

Đường dây nóng: 0909.7111.170

TRANG CHỦ BÁO GIÁ DỊCH VỤ

Thông tư 57 về việc lắp đặt trang bị bình chữa cháy trên phương tiện giao thông

TÓM TẮT NỘI DUNG THÔNG TƯ 57/2015

THÔNG TƯ 57/2015/TT-BCA HƯỚNG DẪN VỀ TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ DO BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN BAN HÀNH

Số hiệu: 57/2015/TT-BCA   Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Công An   Người ký: Trần Đại Quang
Ngày ban hành: 26/10/2015   Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật   Số công báo: Đang cập nhật
  Tình trạng: Đã biết
 

Thông tư 57/2015/TT-BCA hướng dẫn về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ với các nội dung về danh mục, định mức trang bị, kiểm định phương tiện PCCC phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được ban hành ngày 26/10/2015.

1. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thuộc đối tượng trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo Thông tư 57, gồm:

- Ô tô từ 04 chỗ ngồi trở lên, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc chở khách được kéo bởi xe ô tô, máy kéo quy định tại khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ và TCVN 6211:2003 Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa, TCVN 7271:2003 Phương tiện giao thông đường bộ - Ô tô - Phân loại theo mục đích sử dụng.

- Thông tư 57/2015/BCA quy định phương tiện giao thông đường bộ vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ thuộc các loại 1, 2, 3, 4 và 9 quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 104/2009/NĐ-CP phải trang bị phương tiện PCCC.

2. Danh mục, định mức trang bị phương tiện PCCC đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

- Danh mục, định mức trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với xe cơ giới đường bộ được hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo TT số 57/2015/TT-BCA.

- Danh mục, định mức trang bị phương tiện PCCC đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ được hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 57/2015.

- Tùy đặc điểm loại PTGT đường bộ và kinh phí, chủ sở hữu phương tiện giao thông hoặc cơ quan, tổ chức sử dụng NSNN có thể trang bị thêm các loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thuộc phạm vi quản lý.

- Phương tiện phòng cháy và chữa cháy trang bị đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được bố trí tại nơi dễ thấy, dễ lấy nhưng không ảnh hưởng tới thao tác, tầm nhìn của người lái, an toàn của người đi trên xe cơ giới đường bộ.

Thông tư 57 còn quy định kinh phí bảo đảm trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông đường bộ và việc kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy PTGT đường bộ. Thông tư số 57/2015/BCA có hiệu lực từ ngày 06/01/2016.

 

CHI TIẾT NỘI DUNG

BỘ CÔNG AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 57/2015/TT-BCA

Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2015

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VỀ TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ

Căn cứ Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một sđiều của Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 quy định danh mục hàngnguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây viết gọn là Nghị định số 104/2009/NĐ-CP);

Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một sđiều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung mộsố điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị định s 79/2014/NĐ-CP);

Căn cứ Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và  cấu tổ chức của Bộ Công an;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư hướng dẫn về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này hướng dẫn về danh mục, định mức trang bị phương tiện phòng cháy và chữacháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm: Ô tô từ 04 chỗ ngồi trở lên, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc ch khách được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, n; nguyên tắc, kiểm định, kinh phí bảo đảmtrang bị và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Việc trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sau đây được thực hiện theo quy định của pháp luật khác có liên quan:

a) Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chuyên sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

b) Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, trừ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ hoạt động phục vụ mục đích kinh tế - xã hội;

c) Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo quy định của pháp luật;

d) Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ phục vụ chở lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam, khách quốc tế đến thăm và làm việc tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về Cảnhvệ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Chủ sở hữu phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

2. Cơ quan, tổ chức quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

3. Công an các đơn vịđịa phương.

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Điều 3. Nguyên tắc trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

1. Tuân thủ quy định của Luật phòng cháy và chữa cháy, Luật Giao thông đường bộ, quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Phù hợp với yêu cầu, tính chất, đặc điểm hoạt động của phương tiện và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.

3. Bảo đảm tiết kiệm, hợp lý, đúng định mức, đúng mục đích.

Điều 4. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thuộc đối tượng trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy

1. Ô tô từ 04 chỗ ngồi trở lên, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc chở khách được kéo bởi xe ô tô, máy kéo theo quy định tại khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ và TCVN 6211:2003 Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa, TCVN 7271:2003 Phương tiện giao thông đường bộ - Ô tô - Phân loại theo mục đích sử dụng.

2. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ thuộc các loại 1, 2, 3, 4 và 9 quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP không phụ thuộc vào s chỗ ngồi.

Điều 5. Kinh phí bảo đảm trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

1. Chủ sở hữu phương tiện giao thông cơ giới đường bộ tự bảo đảm kinh phí trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện thuộc phạm vi quản lý của mình.

2. Kinh phí bảo đảm trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước ở Trung ương và địa phương do ngân sách nhà nước bảo đảm và thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Chương II

DANH MỤC, ĐỊNH MỨC TRANG BỊ, KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ

Điều 6. Danh mục, định mức trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

1. Danh mục, định mức trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Danh mục, định mức trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ được hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Tùy đặc điểm loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và khả năng bảo đảm kinh phí, chủ sở hữu phương tiện hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước căn cứ kinh phí được bảo đảm có thể trang bị thêm các loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thuộc phạm vi quản lý như: Bình chữa cháy, phương tiện cứu người, quần, áo chữa cháy, mũ chữa cháy, ủng chữa cháy, hộp sơ cứu kèm theo các dụng cụ cứu thương và các loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy cần thiết khác.

4. Phươntiện phòng cháy và chữa cháy trang bị đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được bố trí tại nơi dễ thấy, dễ lấy đ sử dụng khi chữa cháy nhưng không ảnh hưởng tới thao tác, tầm nhìn của người lái, an toàn của người đi trên xe.

Điều 7. Kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy

Phương tiện phòng cháy và chữa cháy trang bị đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được kiểm định về chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định tại khoản 5 Điều 38 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP và Điều 18 Thôntư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 8. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 01 năm 2016.

2. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã được trang bị phương tiện phòng cháy và chữacháy bằng hoặc cao hơn hướng dẫn tại Thông tư này trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng; trường hợp chưa được trang bị hoặc trang bị thấp hơn hướng dẫn tại Thông tư này thì thực hiện theo Thông tư này.

Điều 9. Trách nhiệm thi hành

1. Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.

2. Cục Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm kiểm tra, xử lý hoặc hướng dẫn khắc phục vi phạm quy định về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo quy định của pháp luật.

3. Căn cứ yêu cầu và tình hình thực tế, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hướng dẫn về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ hướng dẫn tại Thông tư này trình Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định.

4. Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

a) Hướng dẫn, kiểm tra và định kỳ vào tháng 12 hàng năm báo cáo Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ) việc thực hiện hướng dẫn về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thuộc phạm vi quản lý.

b) Tổng hợp đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung danh mục, định mức trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thuộc phạm vi quản lý báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ).

5. Các Tng cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Giám đốc Công an, Cảnhsát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

6. Đề nghị thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, y ban nhân dân cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mìnhphối hợp với Bộ Công an trong việc quản lý, kiểm tra việc thực hiện các hướng dẫn về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thuộc phạm vi quản lý.

Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ) để kịp thời hướng dẫn.

 

 

Nơi nhận:
- Các Bộcơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
Các đồng chí Thứ trưởng Bộ Công an;
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Các Tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ Công an;
- C
ông an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương;
Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Bộ Tưpháp;
Công báo;
Website Chính ph;
Lưu: VT, V19, C66.

BỘ TRƯỞNG




Đại tướng Trần Đại Quang

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC, ĐỊNH MỨC TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 57/2015/TT-BCA ngày 26 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công an)

STT

Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 04 chỗ ngồi tr lên

Danh mục, định mức trang bị

Bình bột chữacháy loại dưới 4kg hoặc bình bọt chữa cháy loại dưới 5 líthoặc bìnhnước với chất phụ gia chữacháy dưới 5 líthoặc bình khíCO2 chữacháy loại dưới 4kg

Bình bột chữacháy loại từ 4kg đến 6kg hoặc bình bọt chữa cháy loại từ 5 lít đến 9 lít hoặc bình nước với chất phụ gia chữa cháy loại từ 5 lít đến 9 líthoặc bình khí CO2 chữa cháyloại từ 4kg đến 6kg

Bộ dụng cụ phá dchuyên dùng: Kìmcộng lực, búa, xà beng

Đèn pin chuyên dụng

Găng tay chữa cháy

Khẩutrang lọc độc

1.

Ô tô từ 04 đến 09 chỗ ngồi

1 bình

 

 

 

 

 

2

Ô tô từ 10 chỗ ngồi trở lên

 

 

 

 

 

 

2.1

Ô tô từ 10 chỗ ngồi đến 15 chngồi

 

1 bình

1 bộ

1 chiếc

1 đôi

1 chiếc

2.2

Ô tô từ 16 đến 30 chỗ ngồi

1 bình

1 bình

1 bộ

1 chiếc

đôi

2 chiếc

2.3

Ô tô trên 30 chngồi

1 bình

2 bình

1 bộ

1 chiếc

2 đôi

2 chiếc

3.

Rơ moóc hoặc sơ mi rơ moócchở khách được kéo bởi xe ô tô, máy kéo

1 bình

bình

1 bộ

1 chiếc

đôi

2 chiếc

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC, ĐỊNH MỨC TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ VẬN CHUYỂN CHẤT, HÀNG NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 57/2015/TT-BCA ngày 26 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công an)

STT

Loại chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ được vận chuyểnbằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

Danh mục, định mức trang bị

Bình bột chữa cháy loại trên 6kg

Bình bọt chữacháy loạitrên 8 lít

Bộ dụng cụ phá dỡ chuyên dụng: Kìmcộng lực, búa, xà beng

Đèn pin chuyên dụng

Găngtay chữacháy

Khẩu trang lọc độc

1.

Loại 1.

 

 

 

 

 

 

1.1

Nhóm 1.1: Các chất nổ

 

 

 

 

 

 

1.1.1

Phương tiện vận chuyển có trọng tải dưới 5 tấn

2 bình

 

1 bộ

1 chiếc

đôi

1 chiếc

1.1.2

Phương tiện vận chuyển cótrọng tải từ 5 tấn trở lên

3 bình

 

1 bộ

1 chiếc

2 đôi

2 chiếc

1.2

Nhóm 1.2: Các chất và vật liệu n công nghiệp

 

 

 

 

 

 

1.2.1

Phương tiện vận chuyển có trọng tải dưới 5 tấn

2 bình

 

1 bộ

1 chiếc

1 đôi

1 chiếc

1.2.2

Phương tiện vận chuyển cótrọng tải từ 5 tấn trở lên

3 bình

 

1 bộ

1 chiếc

2 đôi

2 chiếc

2.

Loại 2.

 

 

 

 

 

 

2.1

Nhóm 2.1: Khí gas dễ cháy

 

 

 

 

 

 

2.1.1

Phương tiện vận chuyển có trọng tải dưới 5 tấn

2 bình

 

1 bộ

1 chiếc

1 đôi

1 chiếc

2.1.2

Phương tiện vận chuyển có trọng tải từ 5 tấn tr lên

3 bình

 

1 bộ

1 chiếc

2 đôi

2 chiếc

2.2

Nhóm 2.2: Khí gas không dễ cháy, không độc hại

 

 

 

 

 

 

2.2.1

Phương tiện vận chuyển có trọng tải dưới 5 tấn

1 bình

 

1 bộ

1 chiếc

1 đôi

chiếc

2.2.2

Phương tiện vận chuyển có trọng tải từ 5 tấn trở lên

2 bình

 

1 bộ

chiếc

1 đôi

1 chiếc

2.3

Nhóm 2.3: Khí gas độc hại

 

 

 

 

 

 

2.3.1

Phương tiện vận chuyển có trọng tải dưới 5 tấn

1 bình

 

1 bộ

1 chiếc

2 đôi

2 chiếc

2.3.2

Phương tiện vận chuyển có trọng tải từ 5 tấn trở lên

2 bình

 

1 bộ

1 chiếc

2 đôi

2 chiếc

3.

Loại 3. Các chất lỏng dễ cháy và các chất nổ lỏng khử nhạy

 

 

 

 

 

 

3.1

Phương tiện vận chuyển trọng tải dưới 5 tấn

 

2 bình

1 bộ

1 chiếc

2 đôi

2 chiếc

3.2

Phương tiện vận chuyển có trọng tải từ 5 tấn trở lên

 

3 bình

1 bộ

1 chiếc

đôi

2 chiếc

4.

Loại 4.

 

 

 

 

 

 

4.1

Nhóm 4.1: Các chất đặc dễcháy, các chất tự phản ứngvà các chất nổ đặc khử nhậy

 

 

 

 

 

 

4.1.1

Phương tiện vận chuyển có trọng tải dưới 5 tấn

2 bình

 

1 bộ

1 chiếc

1 đôi

1 chiếc

4.1.2

Phương tiện vận chuyển cótrọng tải từ 5 tấn trở lên

3 bình

 

1 bộ

1 chiếc

2 đôi

2 chiếc

4.2

Nhóm 4.2: Các chất dễ tựbốc cháy

 

 

 

 

 

 

4.2.1

Phương tiện vận chuyển cótrọng tải dưới 5 tấn

2 bình

 

1 bộ

1 chiếc

2 đôi

2 chiếc

4.2.2

Phương tiện vận chuyển cótrọng tải từ 5 tấn trở lên

4 bình

 

1 bộ

1 chiếc

2 đôi

2 chiếc

4.3

Nhóm 4.3: Các chất khi gặp nước phát ra khí gas dễ cháy

 

 

 

 

 

 

4.3.1

Phương tiện vận chuyển cótrọng tải dưới 5 tấn

2 bình

 

1 bộ

1 chiếc

2 đôi

2 chiếc

4.3.2

Phương tiện vận chuyển cótrọng tải từ 5 tấn trở lên

4 bình

 

1 bộ

1 chiếc

đôi

2 chiếc

5.

Loại 9: Các chất và hàng nguy hiểm khác

 

 

 

 

 

 

5.1

Phương tiện vận chuyển có trọng tải dưới 5 tấn

1 bình

 

1 bộ

1 chiếc

1 đôi

1 chiếc

5.2

Phương tiện vận chuyển cótrọng tải từ 5 tấn trở lên

2 bình

 

1 bộ

1 chiếc

2 đôi

2 chiếc